HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - SAO CHÚA DUNG DỤ NGÔN? |
|
|
|
Mo Nguyen Sat, Jul 11 at 4:55 PM
CN 15 QN A :Dụ ngôn "Gieo giống"
Vì sao Chúa giảng dạy bằng dụ ngôn ?
Bài Tin Mừng hôm nay gồm 3 phần : Phần I, Chúa công bố dụ ngôn người gieo giống ; Phần III: Chúa giải thích dụ ngôn đó nghĩa là gì. Còn Phần II: Chúa trả lời cho câu hỏi của các tông đồ: Vì sao Chúa lại dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng. Ta dừng lại ở Phần II :
Vì sao Chúa lại dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng ?
Chúng ta thử trả lời và chúng ta nghe Chúa Giêsu trả lời.
1. Chúng ta thử trả lời:
Nếu để chúng ta trả lời cho câu hỏi "vì sao Chúa dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng," thì nghĩa thật đơn giản : Chúa dùng dụ ngôn để cho dân dễ hiểu. Mầu nhiệm Nước Trời thì cao siêu sâu thẳm, Chúa phải dùng những ví dụ, những hình ảnh quen thuộc trong đời thường của người dân lúc đó, như cây nho ai cũng thấy, như hạt lúa ai cũng hay, như mẻ cá ai cũng rõ, như đàn chiên ai cũng tỏ, như đám cưới ai cũng có thể tường và cảm được vv... để diễn tả những mặt khác nhau của mầu nhiệm Nước trời.
Một bài giảng không có những ví dụ, bài giảng đó sẽ khô khan. Một cours triết không có những hình ảnh, sẽ tối nghĩa..., vì thế dụ ngôn là những hình ảnh, những ví dụ trong Tin Mừng nhằm làm cho dân chúng dễ hiểu.
2. Chúa trả lời
Nhưng câu trả lời rất dễ hiểu của chúng ta lại không phải là câu giải đáp của Chúa khi tông đồ hỏi : Tại sao lại dùng dụ ngôn. Chúa đã trả lời ngược hẳn lại với ý của chúng ta : Thầy dùng dụ ngôn để dân chúng không hiểu được !
"Bởi thế Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu. [Rồi Chúa còn trích lời ngôn sứ Isaia xưa làm ta thêm lúng túng: Kẻo mắt họ thấy được, tai họ nghe được và họ hiểu được mà hối cải rồi ta lại chữa lành cho họ].
Quả vậy dụ ngôn khi đẩy đến nghệ thuật cao sẽ trở thành câu đố bí hiểm. Người không được khai tâm, người không có khoá để giải mã sẽ không hiểu được.
Trong Cựu Ước đầy dẫy những hình ảnh mật mã câu đố ấy.
-Như Samson đố người Philitinh: "Tự đứa ăn của ăn xuất, tự đứa mạnh, ngọt ngào ra" nếu giải được thì thưởng 30 bộ trang phục.
Không có gì mạnh bằng sư tử, không có gì ngọt bằng mật ong.
Con sư tử bị Samson giết bằng tay không, hôm nào, nay đàn ong đến đóng tổ trong đầu nó, ong hút nhuỵ hoa, sản xuất mật : tự đứa ăn của ăn xuất. Đàn ong vào làm tổ trong đầu sư tử, Samson lấy mật ong từ đầu sư tử : tự đứa mạnh, ngọt ngào ra. (sách Thủ Lãnh 14,4tt).
-Việt Nam có nhiều câu đố tương tự : Một đàn cò trắng phau phau, ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm. Đó là chén bát ăn cơm.
-Is 5,17 cho một dụ ngôn khác: "Bạn ta có một vườn nho, rào dậu chăm bón, nhưng nho lại sinh trái dại, chủ vườn nho thịnh nộ : Ta sẽ cấm mây trời đổ mưa xuống trên nó ..." Bí mật vẫn còn bao trùm. Tấm màn bí ẩn chỉ bị xé rách khi cuối bài đó, Isaia cho biét: Vườn nho của Đức Chúa các cơ binh chính là nhà Israel.
-Một ngày kia, Thiên Chúa cho ngôn sứ Amos thấy một giỏ trái cây chín. Và Người phán: Ngươi thấy gì hỡi Amốt. Tôi thưa : Một giỏ trái cây chín. Và Đức Chúa bảo tôi: Dân Israel đã chín tới thời tận. Chín có nghĩa là gặt hái, thu lượm kết quả. Nhưng chín cũng có nghĩa là tận cùng, rơi rụng, .. Phải giải thích, giải mã mới hiểu.
Các dụ ngôn của Chúa Giêsu cũng phải được giải thích và Chúa lại chỉ giải thích cho các môn đệ nhóm người bé nhỏ. Còn đối với dân thì cứ để họ không hiểu.
Câu trả lời kế tiếp của Chúa còn làm ta lúng túng hơn khi Chúa trích lời Isaia: Họ nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu. Kẻo mắt họ thấy được, tai họ nghe được, lòng họ mở ra, và họ hối cải, thì ta lại chữa lành. Cứ như mạch văn đây thì: dạy bằng dụ ngôn là để cho dân không hiểu. Không muốn cho dân hiểu, kẻo họ hiểu rồi hối cải thì "Ta" sẽ chữa lành mất.
Ta phải hiểu câu này thế nào. Có nhiều lối giải thích, từ uyên bác đến đơn sơ, từ lịch sử đến đạo đức, kể cả lối giải thích gọi là lịch sử hình thành các bản văn. Nhưng ở đây lối hiểu theo văn phạm giúp ta dễ vượt qua hơn cả :
Khi ta nói : ăn để mà sống. Chữ "để" có nghĩa là mục đích. Ăn có mục đích làm cho sống. Nhưng ta cũng có thể nói : Ăn để chết. Chữ "để" không có ý nghĩa mục đích nữa mà là thể liên tiếp, thể hậu quả. Cứ ăn đi rồi tới lúc phải chết. Câu nói của Chúa Giêsu trong trường hợp này cũng vậy, không phải chỉ mục đích, nhưng vì là Thiên Chúa thấu suốt cả tương lai, nên Ngài biết hậu quả là như thế. Giảng bằng ngụ ngôn "để" họ không hiểu, họ không tin, họ không trở lại.
Câu Chúa Giêsu nói đây trích từ sách Isaia. Thời Isaia, khi được sai đi, Đức Chúa đã cho biết Dân mà Isaia giảng cho, sẽ nghe mà không chịu hiểu đâu, không tin đâu, để ngôn sứ đừng ngã lòng.
Thời Đức Giêsu, mấy kẻ theo Ngài, chỉ trừ một nhóm nhỏ hiền lành, chất phác.
Thời các tông đồ, dân Do Thái cũng chẳng tin là là bao đến nỗi cuối sách Công Vụ khi Phaolô được giải tới Roma, ngài gặp cộng đoàn Do Thái tại đó trước, nhưng họ chẳng tin, nên Phaolô cũng trích lại câu Isaia trên kia : nghe mà không hiểu, trố mắt mà chẳng thấy (Cv 28, 26-27).
Mãi cho tới nay, 2000 năm sau, một dân Do Thái vẫn vững mạnh với Cựu Ước: 5 triệu người Do thái, đếm được mấy ai tin Đức Giêsu Tân Ước.
Đức Giêsu là người Israel, sống tại Israel, giảng đạo tại Israel. Đức Mẹ, thánh Giuse, các tông đồ đều là người Israel, vậy mà cho đến hôm nay dân Israel vẫn quyết liệt từ chối Chúa Giêsu và Hội Thánh của Người. Hình như "không tin, cứng lòng" là định mệnh của họ. "Số" của họ là vậy, đến nổi vịnh gia đã thốt lên thay Chúa : Ôi Dân Ta mà chẳng nghe lời, Israel nào đâu có chịu, thì Ta đành mặc họ lòng chai dạ đá, muốn đi đâu thì cứ việc đi. (Tv 80).
Họ có trách nhiệm gì không trong việc cứng tin này, chúng ta không biết được. Nhưng thánh Phaolô trong Rm 11,25 đã hé cho ta thấy kế hoạch của Thiên Chúa : Sau khi chư dân đã tin, thì tất cả Israel cũng được ơn cứu độ. Việc Israel cứng tin chỉ là sự kích thích cho dân ngoại (dân không phải Do thái) tin vào, rồi khi mọi dân đã tin, thì Israel sẽ tin. Và khi nói đến đó thánh Phaolô đã ca tụng sự khôn ngoan vô lường của Thiên Chúa và ý định của Người : Ôi sâu thẳm muôn trùng, sự khôn ngoan thông minh của Thiên Chúa. Ý định Người không ai dò thấu. Đường lối Người không sức dõi theo.
Chúng ta Kitô hữu Việt Nam là Dân ngoại so với dân Israel, nhưng lại là Israel mới, là Dân thánh. Israel cũ cứng tin, nhưng Israel mới là chúng ta vững tin và trong khi cầu nguyện cho Israel cũ tức dân Do Thái tin Đức Kitô, thì chúng ta hãy vững vàng tuyên xưng niềm tin của mình trong kinh Tin Kính : tin Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người và ở giữa chúng ta.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
------------------------------- |
HỌC HỎI DỂ SỐNG ĐẠO - SỐ 5 : XIN LỄ |
|
|
|
HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - SỐ 5: XIN LỄ
Mon, Jun 22 at 9:33 AM
HỎI:
Thưa Cha, nếu khi một giáo dân xin lễ dành cho một dịp nhất định nhưng các cha chưa kịp làm đúng vào thời điểm người xin dự định xin thì Thánh Lễ đó sẽ có ảnh hưởng thế nào ạ?
Ví dụ: nếu con chuẩn bị đi phỏng vấn ngày mai và hôm nay con mới xin thánh lễ như ý. Nhưng theo con được biết mỗi ngày các cha dâng một lễ thôi và các Cha sắp lịch dâng lễ như ý này vào tuần sau, sau khi phỏng vấn đã qua thì lễ đấy sẽ có ảnh hưởng thế nào đến cuộc phỏng vấn khi cuộc phỏng vấn đã qua rồi ạ?
Chúc Cha sức khoẻ.
Con, Anna từ "New Yerusalem" = "New York". Hiiii
ĐÁP:
Cảm ơn Anna từ "New Yerusalem".
Câu hỏi của bạn khó!
Nhưng thấy bạn có vẻ hài hước (New Yerusalem = New York), nên hy vọng mục Hỏi Đáp Công Giáo không quá "căng thẳng" nếu như không trả lời thỏa đáng như lòng mong đợi của bạn.
1. XIN LỄ là hành vi Đức Tin
Trước tiên, chúng ta phải minh định với nhau: XIN LỄ là một hành vi ĐỨC TIN. Do đó, khi chúng ta xin lễ, xin cầu nguyện... chúng ta TIN ơn Chúa thêm sức mạnh, dẫy tràn ơn cứu độ cho điều, người mà ta có ý XIN LỄ.
Vì là HÀNH VI của ĐỨC TIN nên không chỉ dừng lại ở việc XIN, mà cần chính người xin "DỰ PHẦN" và HIẾN DÂNG để cộng tác vào công việc CỨU ĐỘ với Thiên Chúa. Do vậy ta không chơi trò giao khoán cho người khác như các cha hay cộng đoàn cầu nguyện cho mình. Khi mình xin lễ thì NÊN tham dự thánh lễ đó, để cùng với vị chủ tế và cộng đoàn thực thi hành vi Đức Tin mà mình đang cầu xin cùng Thiên Chúa. Ví dụ: Xin lễ giỗ mà mình không đi tham dự thánh lễ, giao khoán cho cha và cộng đoàn thì buồn lắm! Dĩ nhiên, nếu bạn không tham dự thì HY TẾ THÁNH LỄ vẫn thành sự như thường, nghĩa là ý nguyện bạn xin trong thánh lễ, vì ƠN CỨU ĐỘ đến từ duy mình Thiên Chúa mà thôi.
2. BỔNG LỄ và Ý LỄ khác nhau (mục này xin xem thêm giáo luật các số: 945-58)
Đúng là mỗi ngày một cha chỉ nhận một BỔNG LỄ (stipendium) mặc dầu vì lý do mục vụ các cha có thể dâng nhiều hơn một lễ trong một ngày.
Do vậy, nếu cha đó mà bạn xin lễ đã nhận bổng lễ và dâng cho ngày hôm bạn xin lễ thì ngài không thể SỬ DỤNG bổng lễ của bạn.
Tuy nhiên, bạn cần phân biệt: BỔNG LỄ (stipend) khác với Ý LỄ (intentions). Bổng lễ thì các cha chỉ nhận được một trong một ngày, nhưng ý lễ (vì xin lễ là hành vi đức tin) nên ai cấm các cha, cộng đoàn hiệp thông cầu nguyện theo ý bạn ngay lúc đó (hic et nun) (xem Canon 945#2).
Do vậy, BẠN CỨ AN TÂM "BẤT CỨ KHI NÀO BẠN XIN LỄ, Ý LỄ ĐƯỢC CẦU NGUYỆN NGAY HÔM ĐÓ NHƯ Ý BẠN MUỐN XIN". Đừng lo là phỏng vấn xong rồi, xin lễ chưa được cầu nguyện! (xem mục bên dưới: Thiên Chúa luôn là HIỆN TẠI).
Bạn có thấy trong nhà thờ, nhất là các xứ lớn rao cả mấy chục ý lễ trong mỗi thánh lễ là vậy. [Cá nhân mình không thích phải rao một loạt ý lễ của những người xin ... người rao còn không nhớ, sao người nghe nhớ nổi? Chắc chỉ Chúa nhớ và biết được thôi! Nhưng vì lý do mục vụ đành chấp nhận "đền tội" khi rao hoặc bị nghe rao ý lễ vậy!]
Vậy BỔNG LỄ của bạn chưa được SỬ DỤNG ngay hôm ấy thì khi nào sẽ SỬ DỤNG?
Các cha có thể ghi vào sổ lễ để dâng vào một ngày nào chưa có BỔNG LỄ hoặc là chuyển cho các cha già ở nhà hưu dưỡng không có ai xin lễ bao giờ. Ví dụ: Trường hợp cá nhân mình vì đang đi học và thuộc nhà dòng nên thông thường dâng lễ theo ý cha bề trên đưa. Mà những ý lễ ấy mình đâu biết ai xin, chắc trong số đó có ý lễ của bạn đấy! Bạn được hưởng lợi rồi đó!
NHƯNG bạn vẫn thắc mắc là đã qua giờ phút bạn đi phỏng vấn rồi đúng không? Vì theo kiểu suy nghĩ "tiền có trao thì cháo mới được múc", nghĩa là phải trả tiền mới có được đồ mình cần mua đúng không?
3. Thiên Chúa không có thời gian và không gian
Thiên Chúa là A và Ω, nghĩa là đối với Thiên Chúa không có khái niệm: thời gian và không gian như chúng ta. Với Thiên Chúa, mọi sự chỉ là hiện tại và Ngài là Đấng Toàn Năng, Toàn Trí... nên "thấu tỏ đêm đen cũng như ban ngày". Mọi hành vì của chúng ta luôn là hiện tại đối với Thiên Chúa (đau đầu quá phải không?) Việc bạn chưa xin lễ Thiên Chúa đã biết bạn sẽ xin, việc bạn chưa làm Thiên Chúa biết bạn sẽ làm ... Do vậy, việc xin lễ không phải là để thay đổi Ý ĐỊNH của Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Đầng thường hằng và bất biến, mà là để chúng ta CÓ KHẢ NĂNG cộng tác vào Ý ĐỊNH của Thiên Chúa trên ta, trên những người ta xin một cách tốt nhất.
4. Tính hiệp thông trong Hội Thánh
Vì Hội Thánh Công Giáo có tính hiệp thông: các người trên trời, chúng ta đang lữ hành trần thế, và các người trong luyện ngục. Do vậy, việc xin lễ nói lên sự liên đới giữa các thành phần trong Hội Thánh Chúa Kitô. Nhờ sự liên đới này, người xin, ý chỉ như được tiếp thêm sức mạnh để thành sự theo ý người xin. Ví dụ cụ thể: chẳng hạn bạn đi phỏng vấn: người có chuyên môn chỉ vẽ thêm, kẻ nắm tay khuyến khích, người pha ly nước uống để tự tin... đấy là sự hiệp thông trong Hội Thánh khi ta xin lễ.
[Bonus: Có nhiều người hỏi: Tại sao bên này các xứ Mỹ xin lễ rất "thấp", chỉ có Việt Nam ta mới xin lễ "cao"?
Đối với những ai ở Mỹ, chúng ta thấy các giáo phận thường quy định bổng lễ thường $5, $10 USD. Rất thấp so với mức thu nhập của người lao động, vì các cha lo các giáo xứ đã được trả lương. Nhưng ở bên quê nhà Việt Nam, các cha không có lương nên bổng lễ chính là để nuôi sống các ngài. Có lẽ vì thói quen đó nên giáo dân VN ta vẫn hay dâng cúng bổng lễ cao, vì mỗi ngày các cha chỉ nhận MỘT BỔNG LỄ, nếu xin thấp sợ cha "chết đói." (Đừng lo! Người làm thợ thì đáng được trả công! Chúa hứa không sai đâu!)
Tuy nhiên, vì XIN LỄ là hành vi Đức Tin nên phải nhớ THÁNH LỄ là VÔ GIÁ. Việc dâng cúng (stipendium) như là biểu tỏ sự hiệp thông và cộng tác vào công việc truyền giáo của Hội Thánh.]
Cảm ơn Anna, mình không phải giáo sư phụng vụ, và cũng không phải chuyên viên giáo luật. Nhờ những cha bạn học chuyên môn, nhưng đang mùa Covid và phải làm bài, học online... nên cực hơn đến trường. Các ngài từ chối nên mình cố gắng trả lời bạn. Hy vọng giúp ích cho đời sống đức tin của bạn.
Thân ái trong Chúa Cứu Thế và Mẹ Hằng Cứu Giúp,
Mục HỏiĐápCôngGiáo
-- Fr. Quảng Trần, C.Ss.R. ---
4.5MB |
|
HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LM NGÔ TÔN HUẤN |
|
|
|
nguyenthi leyen Tue, Jun 9 at 3:18 AM
Â
Phải hiểu thế nào về những tai họa như bão lụt, sóng thần gây đau khổ cho con người? Hỏi : xin cha giải thích về ý kiến cho rằng những thiên tai như bảo lut, động đất, sóng thần xảy ra vì tội lỗi của con người. Điều này có đúng không ?
Trả lời: Tôi đã có dịp giải thích sự dữ , sự ác, sự đau khổ, nói chung, là một bí nhiệm ( mystery ) mà không ai có thể giải thích thỏa đáng lý do được.Những sự dữ đó vẫn thường xảy ra cho con người ở khắp mọi nơi và mọi thời đại, và người ta không có cách nào để ngăn ngừa, và tránh thiệt hại về nhân mạng và tài sản mỗi khi có thiên tai như bão lụt, động đất..xảy ra..
Thánh Augustinô( 454-430) cũng đã suy nghĩ nhiều về sự kiện này, nhưng cuối cùng ngài cũng phải thú nhân như sau : " Tôi cố tìm xem do đâu mà có sự ác. Và tôi đã không tìm được câu giải đáp." ( Confessions 7: 7,11)
Thánh Phaolô cũng nhìn nhận như sau : "thật vầy, mầu nhiệm của sự gian ác đang hoành hành." ( 2 Tx 2: 7)
Đúng thế, sự dữ, sự ác, nghèo đói, bệnh tật và thiên tai như bão lụt, động đất ,sóng thần ( Tsunami) vẫn tiếp tục gây đau khổ cho con người ở khắp mọi nơi . Một thực tế trái ngược và khó hiểu nữa là những kẻ gian ác, giết người, cờ bạc, sống vô luân,vô đạo vẫn cử nhởn nhơ sung túc, trong khi biết bao người lành, người lương thiện lại gặp những đau khổ, như nghèo đói, bệnh tật,tai nạn xe cộ, thiên tai ,v.v. Cụ thể tháng 8 năm 2008, một xe buýt chở mấy chục người Công giáo ở Houston,Texas đi dự Đại Hội Thánh Mẫu ở Dòng Đồng Công (Carthage,Misouri) đã gặp tai nạn kinh hoàng khiến hàng chục người chết và bị thương nặng !.
Tại sao họ đi làm việc đạo đức mà lại gặp tai nạn khủng khiếp như vậy, trong khi các xe buýt khác hàng ngày chở người đi đánh bạc ở Las Vegas, Lake Charles .. hoặc phi cơ chở người di du hí ở Cancun ( Mexico )và Jamaika...thì lại chưa lần nào gặp tai nạn tương tự ?
Lại nữa, phụ nữ sinh con thì đễ mắc bệnh ung thư ngực hay tử cung, nhưng các nữ tu sống độc thân thì có người cũng mắc chứng nan y này ! Người uống rượu và hút thuốc nhiều thì dễ bị ung thư phổi hay bệnh bao tử, Nhưng nhiều linh mục, tu sĩ không hút thuốc, không nghiện rượu vậy mà có người cũng bị ung thư phổi, bệnh bao tử !!
Thật là điều quá khó hiểu xét theo lý trí và khôn ngoan của con người.
Xưa kia, người Do Thái thường cho rằng những đau khổ như bệnh tật, nghèo đói, đui , mù, què v,v là hậu quả của tội con người đã phạm. Ví thế. khi thấy một anh mù từ khi mới sinh, các môn đệ Chúa Giêsu đã hỏi Chúa xem có phải vì tội của anh này hay tội của cha mẹ anh, Chúa đã trả lời như sau :" không phải anh ta, cũng không phải cha mẹ anh ta đã phạm tội.Nhưng chuyện đó xảy ra để các việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh." ( Ga 9: 3)
Việc của Thiên Chúa được tỏ hiện là Chúa đã cho anh mù được trông thấy để anh vui sướng đi ca tụng Chúa đã chữa cho anh khỏi mù lòa về thể lý, đồng thời cũng giúp mở mắt thiêng liêng cho anh được biết Chúa là Đấng Thiên Sai ( Messiah) khi anh trả lời Chúa Giêsu : " Thưa Ngài, tôi tin" ( Ga 9 :38) .
Như thế, đủ cho ta thấy rằng không thể cắt nghĩa những tai họa xẩy ra ở khắp nơi như động đát, bão lụt, sóng thần..v.v theo nhãn quan con người được.Nói rõ hơn, không thể suy đoán là Thiên Chúa đã phạt dân này, nước kia vì tội họ đã phạm mất lòng Chúa nên phải chịu những tai họa đó..
Cụ thể, cách nay 6 năm một cơn sống thần đột nhiên xẩy ra ở các bờ biển chạy dài từ Thái Lan đến Nam Dương quần đảo khiến cho hàng trăm ngàn người bị nước cuốn đi cùng với nhà cửa , tài sản vào lòng biển cả.. Mới nhất trong tháng 3 vừa qua, một trận động đất dữ dội cũng gây ra sống thần ở Nhật Bản khiến hàng chục ngàn người bị giết hay mất tích cùng với nhà cửa, tài sản của họ. .
Trước thảm họa nói trên,.có người đã vội kết luận là vì Nhật Bản gây nhiều tội ác với các dân Trung Hoa, Triều Tiên và cả ViệtNam trong thời kỳ đệ nhị thế chiến trước đây, nên bây giờ phải trả nợ máu !. Cũng chung một lập luân như vây, nên Vương quốc Ả Rập Saudite cách nay 6 năm đã từ chối không trợ giúp nạn nhân các nước Thái Lan, Nam Dương, Ấn Độ bị sống thần gây nhiều thiệt hại về nhân mang và tài sản, chỉ vì chọ cho rằng các vùng bải biển bị sóng thần cuốn đi là những nơi ăn chơi tội lỗi của dân địa phương và những du khách khắp nơi trên thế giới tìm đến để mua vui bất chính nên đáng bị phạt !
Chúng ta phải nghỉ thể nào suy luận đó?
Để trả lời cho câu hỏi này, ta cần đọc lại một trình thuật trong Tin Mừng Thánh Luca nói về mấy người Ga-li-lê-a bị Tổng trấn Phila -Tô giết chết rồi lấy mấu hòa lẵn với máu tế vật, và mười tám người khác bị tháp Si-lô-a đổ xuống đè chết. Trước những thảm họa này, có mấy người đã đến hỏi Chúa Giêsu xem có phải vì tội của họ mà những nạn nhân trên phải đền phạt cách nhãn tiền hay không. Chúa đã trả lời như sau :
" Tôi nói cho các ông biết, không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối thì các ông cũng sẽ chết y như vậy. " ( Lc 13 : 5)
Câu trả lời trên của Chúa dạy chúng ta ta 2 điều quan trọng như sau:
1-Trước hết, không thể vội kết luận rằng những người gặp tai họa như động đật , bão lụt, sống thần v.v đều là những người tội lỗi hơn người khác và đáng bị Thiên Chúa phạt cách nhãn tiền.
Cứ nhìn vào thực trạng thế giới ngày nay cũng đủ cho thấy là suy nghĩ như trên không đúng.
Đây là thực tế : có biết bao nhà độc tài, chế độ cai trị hà khắc, làm khổ người dân chẳng may rơi vào ách thống trị độc ác của họ. Lại nữa, cũng đầy rẫy ở khắp nơi những kẻ đang làm những việc vô đạo như giết người, cướp của,dâm ô, khai thác kỹ nghệ mãi dâm, cờ bạc.. Dầu vậy, bọn người này và những nhà độc tài cùng với chế độ ác nghiệt của họ vẫn tồn tại đã bao nhiêu năm qua, và những kẻ làm điều gian ác, tội lỗi đó vẫn sống phây phây không biết đến bao giờ mới bị lật đổ và bị trừng trị .???
Sao Chúa chưa phạt nhãn tiền những kẻ gian ác này để giải phóng cho bao triệu dân lành vô tội phải chịu ách thống khổ triền miên như vậy ? Tại sao những kẻ làm những việc vô luân ,vô đạo, vẫn sống phây phây và sung túc để thách đố những người lương thiện lại gặp gian nan, nghèo đói, đau khổ ?
2-Dầu vậy, tội lỗi cũng có thể gây nên tai họa như lời Chúa nói trên đây : "nếu không sám hối thì sẽ chết". Như thế có nghĩa là dù Chúa biết và chê ghét tội lỗi của con người, nhưng còn khoan dung chờ kể gian ác , kẻ có tội, sám hối , cải tà qui chánh để khỏi phải chết không những về thể sác mà còn cả về mặt thiêng liêng , tức là phải vĩnh viễn xa lìa Thiên Chúa là Nguồn an vui , hạnh phúc bất diệt.
Tin Mừng Thánh Gioan cũng kể lại một bênh nhân kia đã được Chúa Giêsu chữa cho lành khỏi.Nhưng sau đó, khi Chúa gặp lại người này trong Đền Thờ, Chúa đã nói với anh ta như sau : " " Này, anh đã được khỏi bệnh . Đừng phạm tội nữa kẻo lại phải khốn khó hơn trước." ( Ga 5: 14). Như thế có nghĩa là tội lỗi có thể tức khắc gây ra hậu quả tai hại cho con người căn cứ theo lời Chúa nói trên đây.
Kinh nghiệm thực tế cũng chứng minh điều này : kẻ lưu manh đôt nhập vào tư gia để ăn cắp có thể bị chủ nhà bắn chết tại chỗ.. Gian dâm cũng có thể đưa đến án mạng cho dâm phụ hay dâm phụ và tan vỡ hạnh phúc gia đình vì nghen. Say mê tốc độ để lái xe quá nhanh có thể gây tai nạn tử vong cho chính mình và cho người khác..Đó là một vài thí dụ điển hình để minh chứng là tội lỗi có thể gây hậu quả tai hại tức khắc cho những ai liều mình làm những việc sai trái, tội lỗi.
Tuy nhiên, thường tình chúng ta thấy những kẻ làm điều gian ác độc dữ vẫn sống nhởn nhơ ở khắp mọi nơi như thách đố những người lành, người lương thiện đang bị nghèo đói, bệnh tật, bất công xã hội , tai nạn xe cộ . v. v.
Nhưng, có lẽ lý do vững chắc để giải thích vì sao những kể gian ác chưa bị trừng phạt nhãn tiền là vì Thiên Chúa còn khoan dung cho chúng cơ hội để ăn năn hối cải trước khi Người bất đắc dĩ phải đánh phạt họ như Chúa đã phán qua miệng ngôn sứ Ê-dê-ki-en như sau :
" Ta chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng vui khi thấy nó thay đổi đường lối để được sống,. Hãy trở lại ,hãy từ bỏ đường lối xấu xa của các người mà trở lại ( Ed 33:11) .
Như thế, cho thấy rõ Thiên Chúa quả thực là người Cha nhân lành, đẫy lòng thương xót và mong muốn cho kẻ tội lỗi thống hối ăn năn để được tha thứ như Người đã nói thêm như sau:
" Hoặc giả Ta nói với kẻ gian ác " chắc chắn ngươi phải chết. Nhưng nếu nó từ bỏ tội lỗi mà trở lại, và thực hành điều công minh chính trực.... thì chắc chắn nó sẽ được sống và không phải chết." ( Ed 33: 14)
Nói khác đi, Thiên Chúa muốn kẻ có tội nhận biết tội mình đã phạm và còn tin tưởng nơi lòng thương xót vô biên của Người để xin tha thứ thì chắc chắn sẽ được thứ tha, trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần, tức tội chổi bỏ Thiên Chúa hoàn toàn, thì sẽ không được tha thứ mà thôi.( x.Mc 3: 28-29; Lc 12:10).
Tóm lại, không thể căn cứ vào tai họa của người khác mà kết luận họ là những kẻ tội lỗi đáng phải phạt.Cũng không thể nghĩ rằng những kẻ đang làm điều gian ác mà chưa bị phạt vì tội của họ không đáng phải phạt. Họ chưa bị phạt vì Thiên Chúa còn khoan dung chờ đợi họ sám hối để xin Người tha thứ và được sống.
Mặt khác, khi thấy những tai họa lớn lao như bão lụt, động đất, sóng thần, xảy ra ở đâu và cho ai, thì đó cũng là dịp thức tỉnh mọi người chúng ta về sự cần thiết phải chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng vì " " chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến." ( Lc 12: 40).
Sau hết, khi thấy người khác bị tai họa , không may thì đó cũng là dịp thích hợp cho ta thực hành đức bác ái Công giáo để tỏ tình thương,thông cảm và rộng tay cứu giúp những anh chi em chẳng may gặp hoạn nạn như chiến tranh, bão lụt, động đất và sóng thần .. không phân biệt mầu da, tiếng nói và tôn giáo.Chính Chúa Giêsu đang hiện diện nơi những nạn nhân đau khổ đó và Người mong đợi chúng ta mở lòng nhân ái cứu giúp họ để sau này xứng đáng được nghe lời Chúa phán như sau " Nào những kẻ Cha ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay tử thủa tạo thiên lập địa , vì xưa Ta đói các ngươi đã cho ăn ; Ta khát các ngươi đã cho uống.. Ta đau yếu các ngươi đã thăm nom...." ( Mt 25: 34-35)
Ước mong giải đáp trên đây phần nào thỏa mãn câu hỏi được dặt ra.
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
------------------------------------- |
HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - TỘI PHẠM ĐẾN THÁNH THẦN |
|
|
|
nguyenthi leyen
TỘI PHẠM ĐẾN CHÚA THÁNH THẦN
Tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội mang nội dung sau đây:
- Hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa là Cha nhân lành giầu lòng xót thương và tha thứ
- Từ khước ơn cứu chuộc của Chúa Kitô
- Phủ nhận Chân Lý mà Thần Khí Chúa đã mặc khải cho con người
- Không còn nhìn nhận tội lổi để xin được tha thứ
Tội nào cũng có thể được tha thứ nếu người ta còn tin tưởng vào lòng xót thương của Thiên Chúa. Vậy, nếu nhờ Thần Khí Chúa mà ta nhận biết Người là Cha nhân lành để chạy đến xin tha thứ mọi lỗi phạm vì yếu đuối, vì lầm lạc, thì điều kiện để được tha thứ là phải nhìn nhận tội lỗi của mình và còn tin tưởng vào lòng thương xót, thứ tha này của Chúa. Nếu chối từ Thiên Chúa, thất vọng hoàn toàn về tình thương tha thứ của Người cũng như không còn tin và yêu mến Người nữa là xúc phạm nặng nề đến chính Chúa Thánh Thần là Đấng đã giúp ta nhận biết Thiên Chúa là Cha nhân hậu, nhận biết công trình cưú chuộc vô giá của Chúa Kitô, và giúp ta nhìn nhận tội lỗi đã phạm. Chúa Thánh Thần cũng là Đấng đã nung lửa yêu mến Thiên Chúa trong lòng tín hữu. Do dó, xúc phạm đến Chúa Thánh Thần là bác bỏ mọi công việc Người đã làm trong linh hồn ta và trong Giáo Hội của Chúa Kitô.
Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã dạy: "ai nói phạm đến Con Người (tức Chúa Giêsu) thì được tha, nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau" (Mt 12: 32).
Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, trong Tông Thư "Dominum et Vivificantem" (Chúa là Đấng ban sự sống) cũng nói như sau về tội phạm đến Chúa Thánh Thần: "Tội phạm đến Chúa Thánh Thần không phải chỉ đơn thuần xúc phạm đến Người bằng lời nói mà hệ tại sự chối từ nhận lãnh ơn cứu chuộc mà Thiên Chúa ban cho con người qua Chúa Thánh Thần hoạt động qua quyền lực của Cây Thập Giá" (cf. ibid. no. 46.3).
Tóm lại, tội phạm đến Chúa Thánh Thần không thể tha thứ được vì kẻ xúc phạm đã hoàn toàn khước từ Thiên Chúa và tình thương tha thứ của Người. Nếu đã không còn tin Chúa để chạỵ đến xin Người tha thứ tội lỗi thì làm sao thứ tha được nữa? (Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn)
Lạy Chúa xin cho con biết tin tường vào lòng thương xót của Chúa để con được đón nhận ơn tha thứ, xin cho anh chị em của con trên toàn thế giới được cảm nhận tình yêu tha thứ cảu Chúa ngay khi họ biết mở lòng để đón nhận ơn cứu độ của Chúa.
Thứ Bảy Tuần XXVIII Thường Niên Lời Chúa: Lc 12, 8-12 8 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Hễ ai xưng nhận Thầy trước mặt người đời, thì Con Người cũng sẽ xưng nhận nó trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa; 9 nhưng ai chối bỏ Thầy trước mặt người đời, thì sẽ bị chối bỏ trước mặt thiên thần của Thiên Chúa. 10 Và hễ kẻ nào nói phạm đến Con Người, thì nó sẽ được tha. Nhưng kẻ nào nói phạm thượng đến Thánh Thần, thì sẽ không được tha. 11 "Khi người ta điệu các con vào các hội đường, đến trước mặt vua quan và chính quyền, các con chớ lo lắng phải thưa làm sao, hay phải nói thế nào, 12 vì trong giờ ấy, Thánh Thần sẽ dạy các con phải nói thế nào". (Nguồn: Uỷ ban Thánh Kinh / HĐGMVN) http://tgpsaigon.net/suy-niem/20151016/32478
------------------------------------- |
|