TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - GIÁO HỘI ĐỨC HÔM NAY |
|
|
|
Tinh Cao Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
Giáo Hội hoàn vũ của chúng ta đang trong tiến trình thực hiện Thượng Hội Giám Mục Thế Giới thường lệ 2023, nhưng lần này khác hẳn với các lần trước từ sau Công đồng chung Vaticanô II tới nay. Ở chỗ bao gồm cả thành phần giáo dân và tu sĩ giáo sĩ nữa, chứ không phải chỉ có các Hội Đồng Giám Mục và các vị giám mục đại diện thôi. Bởi thế Thượng Nghị Giám Mục thường lệ lần thứ 16 - 2023 này mới có chủ đề: "Cho một Giáo Hội đồng hành: hiệp thông, dự phần và sứ vụ".
Tuy nhiên, nếu đầu năm 2019, Giáo Hội hoàn vũ đã có một Công nghị ở Roma, 21-24/2/2019, để dứt khoát giải quyết nạn linh mục lạm dụng tình dục, thì cuối năm 2019 này Giáo Hội tại Đức quốc nắm bắt lấy cơ hội nạn linh mục lạm dụng tình dục này để thực hiện một Công Nghị đồng hành, cũng bao gồm cả giáo dân, nhưng không phải để canh tân Giáo hội ở Đức quốc theo chiều hướng thần linh chân chính, mà theo kiểu cách thệ phản như Lutherô năm 1517 xưa, đưa đến ly giáo, và ly giáo về 4 vấn đề chính yếu và then chốt liên quan đến cơ cấu tổ chức của Giáo Hội, cũng như về phái tính, có tính cách duy nhân bản, dân chủ hóa tất cả mọi sự, kể cả quyền bính của Giáo hội, nhờ đó, với tính cách như Chính Thống giáo, Giáo hội Công giáo địa phương nào cũng tự lập và biệt lập hầu có thể dễ dàng tự quyết về các vấn đề liên quan đến luân lý và kỷ luật của Giáo Hội, nghĩa là các Giáo hội Công giáo địa phương cũng có quyền tối hậu như Tòa Thánh Vatican, chẳng hạn Giáo Hội ở Đức để họ tự giải quyết 3 vấn đề phái tính: đồng tính, phụ nữ linh mục và linh mục lấy vợ.
Với tất cả lòng tin tưởng vào LTXC và tiếp tục cầu nguyện, chúng ta hãy theo dõi mấy tin tức cần thiết ở những cái links dưới đây:
Giáo hội Công giáo Đức đi về đâu? Nhiều giám mục trên thế giới cảnh báo "Con đường Công nghị" của Giáo hội Đức có thể dẫn đến ly giáo
Lạy Chúa Giêsu là Đấng đã thiết lập Giáo Hội và ở cùng Giáo Hội "cho đến tận thế" (Mathêu 16:16, 28:20), một "Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền".
Thế nhưng, vì "không phải tất cả các con đều sạch cả đâu" (Gioan 13:10), mà Chúa vẫn cứ phải cuí mình xuống rửa chân cho thành phần môn đệ tông đồ của Chúa "để tất cả được nên một" (Gioan 17:21).
Lạy Chúa Giêsu là Đấng "đã yêu thương những kẻ thuộc về mình thì yêu thương cho tới cùng" (Gioan 13:1), tới con chiên lạc cuối cùng, xin hãy thương lấy Giáo Hội ở Đức Quốc, nơi đang muốn tục hóa Giáo Hội theo chiều hướng duy nhân bản của thời đại này, bằng việc dân chủ hóa hết mọi sự, ở chỗ: bình đẳng về quyền bính trong Giáo Hội, bình đẳng về phái tính cho nữ giới làm linh mục, bình đẳng cả về hôn nhân, tức là công nhận cả hôn nhân đồng tính, và cho phép linh mục giữ luật độc thân của Giáo Hội được sống đời hôn nhân.
Lạy Chúa Giêsu là Đàu của Giáo Hội và cũng chỉ vì Giáo Hội mà Chúa "đã tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lý" (Gioan 17:19) xin đừng để Giáo Hội là Nhiệm Thể tinh tuyền vô tì tích yêu dấu của Chúa bị vấy bẩn và trở nên lem luốc ghê tởm trước mắt thế gian; xin chớ để Giáo Hội ở Đức Quốc sa chước cám dỗ bất trung, nhưng cứu Giáo Hội Hoàn Vũ cho khỏi sự dữ lạc giáo và ly giáo thêm nữa. Nhờ lời chuyển cầu của Người Mẹ Giáo Hội, xin Chúa Thánh Thần là hồn sống của Nhiệm Thể Giáo Hội hãy đến "dẫn chúng con vào tất cả sự thật" (Gioan 16:13)
Amen.
(Lời nguyện gợi ý được Nhóm TĐCTT hằng ngày trong giờ Kinh Chuỗi Thương Xót ban chiều đã liên lỉ cầu cho Giáo Hội ở Đức quốc từ ngày 10/5/2021 cho đến 9/5/2022, và ngay từ cuối năm 2019 Nhóm TĐCTT đã cầu nguyện cho Giáo hội ở Đức này, sau khi cầu cho Giáo Hội hoàn vũ từ đầu năm 2019 về nạn linh mục lạm dụng tình dục)
Đêm Thắp Sáng Niềm Tin Thương Xót TĐCTT - Cuối Tuần Thắp Sáng Niềm Tin Giáo Hội GiaoHoiTaiDucQuoc.mp3
--------------------------------------------- |
TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - THIÊN THẦN BẢN MỆNH |
|
|
|
Chi Tran
Thiên Thần Bản Mệnh by Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt
Linh Mục Công Giáo tên Lamy kể lại. Một phụ nữ Công Giáo đạo đức xin tôi đến ban bí tích Xức Dầu Thánh cho chồng bà. Ông đau nặng, nhưng chưa hẳn ở vào giai đoạn cuối đời. Dầu vậy, bà ước ao cho chồng được lãnh nhận Bí Tích Bệnh Nhân khi còn tỉnh táo. Bà tự nhủ: "Đâu ai biết được giờ chết sẽ xảy đến thình lình như thế nào!". Tôi nhận lời đến ngay, nhưng không mang theo dầu thánh, sợ gây hoảng sợ cho người bệnh. Lúc đến thăm, tôi ngạc nhiên khi thấy chính ông chồng ngỏ lời xin tôi ban phép bí tích sau cùng cho ông. Tôi vội vàng ra về và hứa sẽ trở lại ngay, mang theo Dầu Thánh. Bà vợ nói với tôi: - "Thưa cha, con khép hờ cánh cửa ra vào. Khi nào đến, xin cha cứ tự tiện đẩy cửa vào nhà". Nhà hai ông bà ở trong một chung cư nơi lầu 6. Vào thời kỳ đó, các chung cư chưa có thang máy.
Một giờ sau, tôi bước vội lên cầu thang nhưng vô ý không tính xem mình đang ở lầu mấy. Bất ngờ tôi thấy trước mặt một cánh cửa khép hờ. Tôi đẩy nhẹ cửa bước vào. Một người đàn ông đang nằm trên giường, không giống người đàn ông lúc nãy, nhưng tình trạng bệnh hoạn lộ vẽ trầm trọng rõ ràng. Tôi lúng túng xin lỗi và chào thăm ông. Không ngờ, người bệnh như tỏ dấu hài lòng trông thấy một linh mục Công Giáo. Ông nói ngay: - "Cha có biết không? Từ một tuần nay, con nài nĩ nhà con mời một linh mục đến cho con gặp. Nhưng nhà con cương quyết từ chối. Bởi lẽ cả hai vợ chồng chúng con đều là kẻ vô thần. Riêng con, ý nghĩ biết mình sắp chết khiến con kinh hoàng. Con liền tìm cách trở về với đức tin con nhận lãnh trong thời thơ ấu. Nhà con không đồng ý với con". Nhà con nói: - "Hễ là kẻ vô thần thì phải vô thần cho đến chết! Không có chuyện 'tôn giáo nhảm nhí' vài giây phút cuối đời!". Thấy nhà con một mực từ chối, con liền quay sang khẩn khoản nài van Thiên Thần Bản Mệnh con cứu giúp. Con nhớ lại bài học giáo lý ngày con còn nhỏ về sự trợ giúp của Thiên Thần Hộ Thủ".
Và Thiên Thần Bản Mệnh đã ra tay cứu giúp. Bà vợ của ông vừa ra khỏi nhà, nhưng quên đóng cửa lại. Còn tôi, tôi lại đi lộn cửa, vào nhằm nhà của ông. Tôi vui mừng nghe câu chuyện ông vô thần vừa kể. Tôi giúp ông dọn mình nhận lãnh các bí tích sau cùng. Tôi trao cho ông Mình Thánh Chúa làm của ăn đàng. Xong xuôi đâu đó, tôi cẩn thận khép kín cửa lại và tiếp tục leo cầu thang lên lầu 6, nơi người bệnh thứ nhất đang chờ đợi tôi. Vừa đi tôi vừa đọc kinh cầu cùng Thánh Thiên Thần Bản Mệnh: - "Lạy Thiên-Thần Chúa là đấng gìn giữ con. Xin Thiên-Thần soi sáng tâm trí con, gìn giữ trái tim con, nâng đỡ thân xác con và hướng dẫn con, vì con được Tình Yêu Thiên Quốc giao phó cho Thiên-Thần chăm sóc. Amen".
(René Lejeune "Les Anges: Armée secrète du Ciel", Éditions du Parvis, 1998, trang 91-93).
----------------------------------------------
"CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI." (GIOAN 3, 30)
----------------------------------------------
|
|
TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - NGÀI KHÔNG CÓ Ở ĐÂY |
|
|
|
MỘT NGÀY VỚI MẸ
"Ngài không có ở đây. Ngài đã sống lại!".
Tại các Giáo Phận, phần lớn giáo dân của các họ đạo truyền thống có thói quen ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu vào Mùa Chay.
Riêng Tổng Giáo Phận Huế, kinh nguyện tuyệt vời này được ngắm vào Tuần Thánh; đặc biệt, sáng thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy. Nó được gọi là Kinh Lễ Đèn, vì có đến 15 ngọn nến, hoặc đèn, được đốt lên trên cùng một giá. Cách thức đọc Kinh Lễ Đèn được hướng dẫn đến từng chi tiết; cách chung, ngắm một chặng, tắt một cây nến, đọc 10 Kinh Kính Mừng.
Tuy nhiên, ở Lễ Đèn 3, tức sáng thứ Bảy, ngọn nến thứ 15, sẽ không được tắt! Thật thú vị, nó được đem vào phòng thánh một chốc, đang khi cộng đoàn quỳ gối để ngắm "Thánh Mẫu Thống Khổ Kinh"; sau đó, nến được đem trở lại và đặt trước bàn thờ.
Ngọn nến này tượng trưng cho Chúa Giêsu! Ngài đã chết, nhưng thực ra, cái chết của Ngài chỉ như một sự nghỉ ngơi trong mồ. Vì thế, thứ Bảy Tuần Thánh được coi là 'một ngày với Mẹ', các Kitô hữu cùng với Mẹ mình, Mẹ Hội Thánh, lặng yên để đợi ngày Con Chúa phục sinh.
Kính thưa Anh Chị em,
Thứ Bảy Tuần Thánh, Giáo Hội không có một Thánh Lễ nào, mãi cho đến buổi cử hành trọng thể đêm Vọng Phục Sinh. Hôm nay, Giáo Hội trầm mình để suy gẫm chậm rãi với Mẹ; và nắm lấy tay Mẹ, mỗi tín hữu tìm đến một 'nơi vắng vẻ' của lòng mình, để chiêm ngắm cái chết của Chúa Giêsu, và nhất là, 'một ngày với Mẹ' Maria, chúng ta yên lặng chờ đợi Chúa Phục Sinh.
Phụng vụ của những ngày qua đầy cảm xúc và nhiều lễ nghi; thế nhưng, thứ Bảy Tuần Thánh lại trôi qua một cách thanh thản, lặng lẽ. Đó là một ngày để tận hưởng tất cả, một ngày của đan xen giữa những trầm buồn và niềm hy vọng! Đừng để thứ Bảy Tuần Thánh trôi qua chỉ như một ngày khác, hay chỉ là một ngày giữa thứ Sáu Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh. Đó là 'một ngày với Mẹ' của Thiên Chúa; cùng Mẹ, chúng ta tĩnh lặng và chiêm ngắm.
Chỉ trong sự suy gẫm thầm lặng này, các tông đồ, và cả chúng ta mới có thể nhìn thấy mọi sự đã xảy ra phù hợp và trùng khít với nhau như thế nào. Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ tất cả những gì sẽ xảy ra với Ngài, kể cả sự phục sinh; Ngài đã nói cách rõ ràng với họ, nhưng tâm trí họ chưa chuẩn bị đủ để hiểu.
Chỉ trong sự im lặng của thứ Bảy Tuần Thánh, và nhờ có 'một ngày với Mẹ' Chúa Giêsu, họ mới có thể hy vọng hiểu được những gì Thầy mình đã nói. Cũng thế, đối với chúng ta; cùng với Mẹ Maria, chúng ta ghi nhớ những lời Chúa Giêsu đã nói, vì đôi khi tâm trí của chúng ta cũng đóng kín. Nhiều lần, chúng ta nghĩ, chúng ta biết Chúa Giêsu là ai và Ngài đang dạy chúng ta điều gì, nhưng thực sự, điều đó không đi vào trái tim của chúng ta; bằng chứng là cuộc sống của chúng ta chưa được biến đổi!
Chúng ta phải lắng nghe, suy gẫm cẩn thận những gì Ngài nói trong Tin Mừng, hầu mới có thể hiểu được cách sâu sắc để áp dụng vào cuộc sống. Hãy làm điều này với Đức Mẹ và cho phép Đức Mẹ giúp chúng ta!
Anh Chị em,
Sự im lặng của ngày hôm nay giúp chúng ta suy gẫm về tất cả những gì Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta trong những ngày qua. Chúng ta biết, sự im lặng của ngày thứ Bảy Tuần Thánh không phải là im lặng của thoái chí và tuyệt vọng, nhưng là 'im lặng thánh', một sự im lặng của một niềm mong đợi lớn lao sẵn sàng bùng lên trong niềm vui ngập tràn của đêm Vọng Phục Sinh. Chúng ta sẽ 'đến mộ' Chúa cùng với các thánh nữ, không phải để xức dầu cho một xác chết, nhưng để vui mừng với các thiên thần khi họ tuyên bố,
"Ngài không có ở đây. Ngài đã sống lại!"; "Tại sao các bà lại tìm người sống nơi những kẻ chết?". Và như thế, nhờ có 'một ngày với Mẹ', chúng ta sẽ vui mừng nói cùng Mẹ, "Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, hãy vui mừng, Halleluia!", và cùng Mẹ, chúng ta hát khúc Khải Hoàn Ca, "Chúa Đã Sống Lại, Halleluia!".
Chúng ta có thể cầu nguyện,
"Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, xin cho con có một tâm hồn biết chờ đợi Chúa như Mẹ. Không chỉ hôm nay, khi con có 'một ngày với Mẹ'; nhưng mỗi ngày, cùng Mẹ con chờ đợi Chúa", Amen.
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)
Kính chuyển:
Hồng
----------------------------------------------- |
TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - VÌ CHÚA CHỊU CHẾT CHO TA |
|
|
|
Chi Tran
VÌ CHÚA ĐÃ CHỊU CHẾT TRÊN CÂY THÁNH GIÁ ĐỂ CỨU ĐỘ NHÂN LOẠI TRẦN GIAN
Lay Chúa Giêsu, vì Chúa đã lập phép Thánh Thể để làm của ăn nuôi dưỡng chúng con, xin cho những người nghèo luôn có cơm ăn áo mặc hằng ngày. Vì Chúa đã xao xuyến trong vườn cây Dầu, xin cho chúng con đủ sức đương đầu với những khó khăn gặp phải trong cuộc sống. Vì Chúa đã bị kết án bất công, xin cho chúng con biết can đảm bênh vực công lý. Vì Chúa đã bị xỉ nhục và nhạo báng, xin cho các người bé mọn được tôn trọng nhân phẩm. Vì Chúa đã chịu kê vai, vác thập giá nặng nề, xin cho những ai đang đau khổ trên giường bệnh, nhận được sự nâng đỡ ủi an. Vì Chúa đã bị lột áo và bị đóng đinh vào thập giá, xin cho sự hiền hòa nhân ái luôn chiến thắng bạo lực hung tàn. Vì Chúa đã dang tay chịu chết trên thập giá, xin cho các đôi vợ chồng đang xa lìa được nối lại tình yêu ban đầu. Vì Chúa đã phục sinh trong niềm vui hân hoan.
*NHỜ ƠN CHÚA THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, CON QUYẾT TÂM vui vẻ đón nhận mọi sự khó xảy đến và phó thác cậy trông vào tình thương quan phòng của Chúa! Amen!
Royal Hoàng Nguyễn
-------------------------------------------- |
|